1. Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Hư:
- Rất nhiều chú chó hư thể hiện bằng hành động rất rõ rệt, chúng có thể cắn phá đồ đạc trong nhà, chúng sủa ầm ĩ, đi vệ sinh không đúng chỗ, chúng không chịu nghe lời bạn gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. Tuy nhiên ngoài những biểu hiện trên còn có một số dấu hiệu ngấm ngầm mà rất có thể bạn không nhận ra.
- Chó gặm, cắn vào tay chủ: điều này rất dễ trở thành thói quen nhưng dù chỉ là cắn yêu bạn cũng đừng để chúng làm vậy. Bởi nếu diễn ra trong một thời gian dài chúng sẽ ngộ nhận rằng địa vị của chúng cao hơn bạn và sau này sẽ không nghe lời bạn nữa. Ngoài ra hành động cọ sát thân mình vào tay chủ cũng có ý nghĩa tương tự.
- Lúc đi dạo kéo chủ đi theo hướng mình thích, hoặc đứng ỳ một chỗ không chịu đi.
- Lúc đi dạo thường sủa to để tỏ uy quyền với những con khác.
- Khách đã vào nhà mà cứ sủa ỏm tỏi
2. Cách Huấn Luyện Chó Nghe Lời Chủ Đạt Hiệu Quả Nhất:
2.1: Cách dạy chó nghe lời qua ánh mắt:
Ánh mắt là yếu tố bộc lộ cảm xúc rõ nhất của con người và cả loài vật. “Ngôn ngữ của đôi mắt” trong việc giao tiếp giữa chủ và chó rất quan trọng. Khi bạn muốn con chó thực sự nghe lời thì hãy tập trung ánh mắt vào nó và ra lệnh. Đó là nguyên tắc đầu tiên trong việc đào tạo cho chó sự vâng phục.
Chó dưới 3 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để bắt đầu huấn luyện. Lúc này việc chăm sóc và đào tạo những hành vi của chó con là rất quan trọng. Vì vậy hãy chú ý đến việc ”dạy phép tắc” cho chó cưng trong độ tuổi này là tốt nhất
2.2: Dạy Chó Nghe Lời Chủ Bằng Cách Gọi Tên:
Đây là cách dạy chó nghe lời nên được áp dụng. Những chú chó cũng cần có tên. Chúng có thể xác định được danh tính của mình, khi đã nhớ tên thì chó sẽ phản ứng nhanh hơn với bài tập. Việc gọi tên cũng giúp chúng tập trung hơn, qua đó nâng cao hiệu quả huấn luyện. Với cách gọi tên cún, người bạn nhỏ có thể dễ dàng nhận biết chủ nhân đang gọi chúng.
Hãy đặt một cái tên cố định cho chúng. Chẳng hạn như tên: Kẹo, Bon, Bánh, Be,..… Nhưng không trùng với tên người nhà, hàng xóm, hoặc những tên gọi chung chung sẽ khiến chó con dễ bị lẫn lộn. Khi gọi tên của chúng, giọng điệu không được cộc cằn thô lỗ, khi trách mắng tránh gọi tên của chó con. Có rất nhiều cách đặt tên cho chó hay và dễ nhớ.
3. Các Mẹo Huấn Luyện Chó Hư Nghe Lời:
1.Mọi người ai cũng muốn sống trong không gian rộng rãi cho thoải mái nhưng đừng áp đặt suy nghĩ đó cho loài chó. Tổ tiên của loài chó là những chú chó sói sống theo bầy đàn và thích sống trong hang nên một cái chuồng nhỏ sẽ khiến chúng yên tâm hơn so với một không gian rộng rãi. Để giúp chó gắn bó với ngôi nhà của mình đầu tiên hãy bỏ vào đó một số món đồ chơi hay thức ăn ưa thích đối với chúng. Những lúc chúng ở trong nhà hãy trò chuyện với chúng bằng những lời nói cử chỉ thân thiện nhất. Nhưng ngay khi con chó rời khỏi nhà hãy cất tất cả đồ chơi và thức ăn trong đó, đồng thời giả lơ, không thèm trò chuyện gì với nó nữa. Làm thế nhiều lần, con chó sẽ hiểu rằng chỉ khi ở trong “nhà” chúng mới được cho đồ chơi, thức ăn… và được chủ quan tâm nhiều hơn. Từ đó nó sẽ thích ở nhà hơn là lêu lổng bên ngoài. Những lúc nó sắp vào chuồng, hãy ra lệnh “vào nhà”, con chó sẽ ghi nhớ mệnh lệnh ấy và răm rắp nghe theo mỗi khi bạn yêu cầu. Nhớ là phải tự tay đóng cửa chuồng sau khi chó đã vào nhà và trò chuyện với nó một lúc xong mới bỏ đi để thể hiện sự quan tâm của mình. Nếu tập được thói quen ở trong chuồng của chó sẽ rất thuận lợi mỗi khi bạn đi du lịch hoặc gửi chó hộ ở nhà hàng xóm…
2.Khi dắt chó đi dạo, nếu thấy con chó có biểu hiện đi theo hướng nó thích thì phải kéo nó đi theo hướng ngược lại. Đó là một cách để trị căn bệnh quyền lực của chó. Chú ý một điều là khi kéo chó về hướng ngược lại thì tuyệt đối không được nhìn vào mặt nó. Một lúc sau có thể con chó sẽ giở lại bài cũ, lúc đó bạn hãy thực hiện động tác lúc nãy của mình nhưng mạnh hơn. Nhiều lần như thế con chó sẽ chột dạ và trở nên biết điều hơn khi không thể chống lại ý muốn của chủ. Điều quan trọng nữa là phải thực hiện bài huấn luyện này mỗi ngày mới có tác dụng, đăc biệt là trong những ngày đầu.