I. Vitamin giữ vai trò chi phối hoạt động sống
1. Vai trò của vitamin đối với chó mèo
Nhiều người thường rỉ tai nhau vitamin rất tốt, vậy rất tốt ở đây là gì? Theo như những gì tôi tìm hiểu, vitamin là những hợp chất hữu cơ mà chó mèo không tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài. Vitamin chia làm hai loại: có thể hoà tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K) hoặc tan trong nước. Chúng đóng vai trò vô cùng “to bự”, tham gia vào quá trình trao đổi chất, củng cố hàng rào miễn dịch, giúp thú cưng chống chọi với những tác nhân xấu. Ngoài ra, vitamin còn đóng vai trò chuyển đổi thức ăn thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Chưa hết đâu nha! Vitamin còn có khả năng chống oxy hóa cực kỳ cao, hạn chế tình trạng cơ thể bị tổn thương, viêm nhiễm.
2. Có những loại vitamin thiết yếu nào?
Vitamin tồn tại dưới nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều có vai trò nhất định đối với có thể:
a. Vitamin A (có trong gan động vật, khoai lang, cà rốt,…) giúp đôi mắt của thú cưng nhà bạn trở nên tinh anh hơn, chống lại quá trình lão hóa, giúp thú cưng “trẻ lâu trẻ khỏe”. Thiếu hụt vitamin A sẽ khiến chó mèo nhà bạn dễ gặp các bệnh như quáng gà, khô mắt, viêm kết mạc,…
b. Vitamin B (có trong cá hồi, trứng, sữa, thịt bò,…) sẽ khiến thú cưng thèm ăn và ăn ngon miệng hơn, kích thích sự phát triển da, lông giúp chúng mềm mại, bóng mượt. Chưa dừng lại ở đó, vitamin B còn giúp hệ thần kinh của chó mèo phát triển nhanh chóng. Nếu thiếu vitamin B, chó mèo có thể bị biếng ăn, lưng gù, lông xơ cứng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thú cưng mệt mỏi, kiệt sức và dẫn đến tử vong.
c. Vitamin C (có trong ớt chuông khoai tây, dâu tây, đu đủ,…) có vai trò chống lại các gốc tự do, quá trình oxy hóa. Nếu nhà bạn nào đang có cún cưng, mèo cưng đang gặp vấn đề về da liễu thì hãy bổ sung ngay loại vitamin này nhé! Đảm bảo kết quả thu được sẽ khiến bạn “mắt chữ O mồm chữ A”. Đối với những chú chó cô mèo thiếu hụt vitamin C sẽ dễ gây ra viêm loét dạ dày, xuất huyết, nôn mửa rất nguy hiểm.
d. Vitamin D (dầu gan cá, xúc xích, sò,…) cùng với canxi sẽ kích thích sự phát triển của hệ xương, ảnh hưởng đến việc “thả dáng” của các chú cún, cô mèo. Thiếu vitamin này, vật nuôi nhà bạn sẽ lâm vào tình trạng còi xương, thấp bé, xương sống cong vẹo,… Một lưu ý nhỏ mà tôi muốn nhắc nhở chủ nuôi, nếu bổ sung canxi thì nhớ cho chó mèo tắm nắng bạn nhé. Đừng để giống trường hợp của bạn tôi vì đối tượng chịu khổ chỉ có thú cưng của bạn! Đối với thú cưng đang mang thai, chủ nuôi nên cân nhắc tăng lượng vitamin D gấp đôi so với nhu cầu của thú cưng bình thường.
5 – Vitamin E (có trong hạt hướng dương, đậu phộng, quả bơ,…) và K (có trong rau bina, bông cải xanh, dầu đậu nành,…) ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh về da và tế bào máu. Thiếu hụt vitamin K là nguyên nhân hàng đầu khiến máu khó đông, miệng vết thương không thể lành và chảy máu liên tục.
II. Các công dụng của khoáng chất đối với sức khỏe thú cưng
1. Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể chó mèo
Đối với cơ thể chó mèo, khoáng chất đóng vai trò quan trọng không thua kém gì vitamin đâu các bạn ạ! Tương tự vitamin, cơ thể không thể “tự thân vận động” sản xuất khoáng chất mà cần đến sự hỗ trợ từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Theo nghiên cứu và kết luận từ các y bác sĩ, khoáng chất được chia làm hai loại: Macrominemony (canxi, magie, photpho, natri, clorua, kali) và Microminemony (sắt, đồng, kẽm,…). Đây là thành phần chủ chốt trong quá trình cân bằng chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng, xương cũng như hệ thần kinh.
2. Có những loại khoáng chất thiết yếu nào?
Cũng giống với canxi, chất khoáng được chia thành nhiều loại với nhiều công dụng nổi trội khác nhau:
a. Magie (có trong cây họ đậu, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…) có chức năng quan trọng đối với hệ tiêu hoá chó mèo. Không những thế, magie còn tham gia vào quá trình kiểm soát lượng trong máu thú cưng, điều hoà huyết áp. Thiếu magie, chó mèo sẽ thường xuyên uể oải, chỉ thích một góc, dễ trầm cảm, thiếu năng lượng.
b. Selen (có trong cá ngừ, cá thu, cá trích,…) ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Nếu thú cưng bạn gặp phải những vấn đề về miễn dịch, chức năng bạch cầu, tiêu hoá thì có thể là do chúng đang thiếu hụt selen.
c. Sắt (có trong gan, các loại nội tạng, thịt bò,…) là thành phần “bất khả chiến bại” nhằm tái tạo tế bào máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến hàng loạt những vấn đề như thiếu máu, rụng lông, chỉ thích nằm ườn, lười vận động.
d. Kẽm (có trong thịt, động vật có vỏ, cây họ đậu,…) kích thích hoạt động của các enzym, giúp thú cưng ăn uống ngon miệng hơn cũng như bảo vệ vị giác, khứu giác. Ngoài ra, kẽm còn “góp mặt” trong quá trình tổng hợp DNA. Nếu thiếu kẽm, chó mèo sẽ dễ bị rụng lông, loét miệng, đi đứng khó khăn.
III. Gợi ý top 4 loại vitamin dành cho mèo tốt nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm tổng hợp bổ sung vitamin cho mèo. Dưới đây là bảng so sánh top 4 loại vitamin dành cho mèo tốt nhất hiện nay mà Paddy đã liệt kê cho bạn.
Sản phẩm | Thương hiệu | Giá | Đặc điểm |
Vitamin Phô Mai Beaphar Kitty Tăng Cân, Dưỡng Lông Mèo 180g | Beaphar | 330.000 VNĐ | – Hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh và tăng khả năng vận động.
– Hỗ trợ tim mạnh và giúp tăng cường trí thông minh cho thú cưng. – Hỗ trợ dưỡng da, lông và dinh dưỡng cần thiết. |
Viên Nhai Zesty Paws Vitamin 8 In 1 Puppy Cho Chó Mèo Con | Zesty Paws | 115.000 – 990.000 VNĐ | – Bổ sung 8 loại vitamin tổng hợp cho chó, mèo con.
– Hỗ trợ sức khỏe xương khớp. |
Viên Vitamin Nourse Mèo | Nourse | 16.000 – 270.000 VNĐ | – Hỗ trợ nuôi dưỡng lông.
– Cung cấp canxi chắc khỏe xương. – Kích thích ăn uống cho mèo. |
Vitamin cho Mèo Bầu – Nga | Paddy | 150.000 VNĐ | – Phù hợp bổ sung dưỡng chất cho mèo mẹ đang mang thai và cho con bú.
– Giảm nguy cơ mắc các dị tật thai nhi. |