Chó Bị Tiêu Chảy- Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị.

1.Tiêu Chảy Là Gì?

Tiêu chảy là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Nó xảy ra khi thức ăn di chuyển quá nhanh trong đại tràng và trong phân có thành phần (vi khuẩn, độc tố..) ngăn chặn việc ruột già hấp thụ nước, làm cho phân ở trạng thái lỏng…

Màu sắc của phân thường do màu sắc của thức ăn (nên nếu cho ăn đồ có màu đỏ thì phân cũng có màu đỏ). Chỉ riêng một số trường hợp hiếm mới được coi là có bệnh, còn lại là bình thường.

2. Nguyên Nhân Chó Bị Tiêu Chảy:

Tiêu chảy nhẹ

Trong quá trình chăm sóc chó con có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn như việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.

Tiêu chảy nặng

Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis)
  • Các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun (giun đũa, giun tóc, giun móc), Giardia,…
  • Các bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospita, Salmonella,…

Do các bé chó con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.

 

3. Cách Điều Trị Khi Chó Bị Tiêu Chảy:

Bổ Sung Nước: 

Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, đặc biệt khi chúng bỏ ăn uống, ói mửa thì càng gia tăng sự mất nước. Việc thoát dịch cơ thể, mất chất điện giải cùng các khoáng chất Na, K, Cl sẽ dẫn đến các dấu hiệu khô miệng, da mất đàn hồi, mắt trũng và nghiêm trọng hơn các bé có thể bị trụy mạch và tử vong. Cho nên trước tiên cần nhanh chóng bù nước bằng các biện pháp sau đây:

Trường hợp mất nước nhẹ, không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho uống. Nếu chó không uống được thì cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng / giờ tùy vào tình trạng mất nước.

 

Dùng Thuốc Tiêm Và Đi Thú Y Kịp Thời:

Còn nếu tiêu chảy đi kèm với ói mửa thì không nên cấp nước bằng đường uống vì sẽ càng kích thích ói nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền bằng một trong các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc đưa bé tới phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ.

 

Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì?

Nếu chó con bị tiêu chảy thông thường thì có thể sử dụng chế độ ăn uống để điều chỉnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Hoặc bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy.

Lưu ý mua đúng loại Probiotic cho chó, tránh mua loại dành cho người vì lợi khuẩn trong ruột chó khác với người. Bên cạnh đó tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người bởi rất có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Chó con tiêu chảy nên ăn gì?

Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.

 

4.Phương pháp phòng bệnh tiêu chảy ở chó con

Chế độ ăn uống hợp lý

Khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chó con không tốt như ở chó trưởng thành, vì vậy chế độ ăn uống của các bé cần có sự tính toán kĩ lưỡng. Nên hình thành thói quen ăn uống hợp lý, tránh tình trạng có hôm ăn quá no có hôm bỏ đói hay đột ngột thay đổi khẩu phần ăn, hạn chế cho các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chế độ ăn uống.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Môi trường sống cũng là nơi tiềm nhiều mầm bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh, vào mùa hè chỗ ở phải luôn rộng rãi, thoáng mát và ấm áp vào mùa đông. Để chắc chắn bạn nên thường xuyên dọn dẹp và khử độc định kỳ 1 – 2 tháng/ lần.

Thường xuyên đưa cún ra ngoài vận động

Để tăng cường khả năng đề kháng ở chó con nên thường xuyên dắt chó ra ngoài đi dạo. Trên thực tế, những bé được bảo bọc quá kỹ thì lại càng yếu đuối và dễ nhiễm bệnh, cho nên việc cho cún tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm vừa giúp các bé dạn người hơn vừa tăng khả năng phòng bệnh. Tuy nhiên trong lúc ra ngoài không để các bé chơi đùa hay ăn vật lạ.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tiêm phòng vacxin ở chó con là việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Care, Parvo, viêm dạ dày,… Cho nên bạn cần đưa bé tới các phòng khám thú y để được tư vấn và tiêm các mũi cần thiết. Bên cạnh đó, chó con dưới 1 tuổi cần được tẩy giun từ 2 – 3 tháng 1 lần, khi được hơn 1 tuổi cần duy trì nửa năm một lần.

 

🏡 𝐌𝐞𝐠𝐚 𝐏𝐞𝐭 𝐒𝐭𝐨𝐫𝐞 – 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐮̣ 𝐊𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐕𝐚̀ 𝐒𝐩𝐚 𝐂𝐡𝐨́ 𝐌𝐞̀𝐨
⛰️ 𝐃𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ : 𝟐𝟐𝟎 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢 – 𝐇𝐚𝐢 𝐁𝐚̀ 𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠 – 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 𝟎𝟑𝟔𝟔𝟖𝟖𝟖𝟏𝟑𝟒
🐶 P𝐚𝐠𝐞 : 𝐦𝐞𝐠𝐚𝐩𝐞𝐭.𝐯𝐧 

 

Bài viết liên quan