Bệnh Dại Ở Chó Mèo Và Cách Xử Lý

1.Nguyên Nhân Bệnh Dại:

Virus dại là một loại virus RNA sợi đơn thuộc chi Lyssavirus, thuộc họ Rhabdoviridae. Nó được truyền qua trao đổi máu hoặc nước bọt từ động vật bị nhiễm bệnh.

Cách chủ yếu mà virus dại truyền sang chó ở Hoa Kỳ là thông qua vết cắn từ động vật hoang dã như cáo, gấu trúc, chồn hôi và dơi mang mầm bệnh. Virus này lây truyền qua vết cắn và trầy xước – nó được truyền vào nước bọt và có khả năng lây nhiễm cao.

2. Biểu Hiện Của Bệnh Dại:

Bệnh dại ở chó thể hiện ở sự thay đổi trong hành vi thông thường của nó, chẳng hạn như:

  • Cắn khi không bị trêu chọc, dễ bị kích động
  • Chán ăn hoặc ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay …
  • Chạy mà không có lý do rõ ràng
  • Thay đổi trong âm thanh: sủa khàn và gầm gừ, sủa không ra tiếng
  • Tiết quá nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép
  • Thay đổi thói quen, tâm tính thường ngày

1.1 Dấu hiệu thể dại điên cuồng ở chó

Thời kỳ tiền lâm sàng: chó trốn vào góc tối, khu vực kín đáo. Đến gần chủ một cách miễn cưỡng hoặc ngược lại, tỏ ra vồn vã thái quá. Thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn...

Thời kỳ điên cuồng:

  • Chó dễ bị kích động, cắn sủa người lạ dữ dội. Quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần nghe tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.
  • Nơi vết thương bị cắn nổi ngứa khiến chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu.
  • Chó bỏ ăn, khó nuốt, sốt cao, mắt đỏ ngầu, giãn đồng tử. Có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không uống được.
  • Chó chảy nước dãi nhiều, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt. Cắn vu vơ hay giật mình. Đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ.
  • Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về. Trên đường đi gặp vật gì lạ cũng gặm cắn, ăn bừa bãi, tấn công chó khác và cả người.

Thời kỳ bại liệt:

  • Chó bị liệt. Liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, không nuốt được thức ăn, nước uống. Chân sau liệt ngày càng rõ.
  • Chó chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Nguyên nhân do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.
  • Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.
  • 1.2 Dấu hiệu thể dại câm ở chóKhông có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như trên, ở thể dại câm chó chỉ có biểu hiện buồn rầu. Chó có thể bị bại liệt ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra ngoài. Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.Quá trình này tiến triển khá nhanh, chỉ từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virus tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.

 

Bệnh dại ở Mèo:

Mèo ít có nguy cơ mắc bệnh dại hơn chó (chỉ 2 – 5%) vì mèo vốn quen sống một mình. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển tương tự như ở chó. Mèo mắc bệnh hay núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ. Khi người chạm vào thì nó phản ứng mạnh bằng cách cắn và cào, gây nên những vết thương sâu dễ khiến virus dại xâm nhập.

Giai đoạn ủ bệnh dại ở mèo có thể kéo dài từ 2 – 10 ngày. Trong khoảng thời gian này, mèo sẽ có chút thay đổi về thể trạng với những biểu hiện không rõ ràng. Các triệu chứng bệnh không rõ ràng của giai đoạn đầu bao gồm:

  • Sốt, đau cơ
  • Dễ cáu gắt, bồn chồn, hay rùng mình (là trạng thái chung xuất hiện khi mèo bị ốm và bực dọc)
  • Sợ ánh sáng, sợ hãi tột độ với ánh đèn sáng
  • Nôn mửa, tiêu chảy, ho hen
  • Không thể hoặc không muốn nhai nuốt, dẫn tới chán ăn, hoặc không thiết tha với thức ăn.

 Dấu hiệu thể dại đơ ở mèo

Thể dại đơ là thể dại khá phổ biến ở mèo. Ở thể dại này, mèo thường không có biểu hiện hung dữ và hiếm khi cắn xé. Một con mèo mắc chứng dại đơ sẽ có biểu hiện lờ đờ, hoảng loạn và ủ rũ. Các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt bao gồm:

  • Chứng liệt ở chân, cơ hàm, hay một phần cơ thể
  • Hàm trễ xuống, lưỡi thè ra, dáng vẻ như “bị đơ”.
  • Nước dãi lòng thòng xung quanh miệng
  • Việc nhai nuốt gặp khó khăn, chán ăn.

 

3: Bạn Cần Làm Gì Khi Bị Chó Dại Cắn?

  • Cần giữ bình tĩnh xử lý sơ cứu vết thương tại chổ đúng .
  • Nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám xử lý vết thương, xem xét chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại phù hợp.
  • Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn
    • Làm sạch và sát trùng vết thương: điều quan trọng đầu tiên là làm sạch vết thương, cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phồng diệt khuẩn trong 10-15 phút để loại bỏ tất cả mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh.Sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70,nước oxy già hoặc dung dịch povidone iodine 10% nếu có.
    • Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu không nhiều sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 10 đến 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.
    • Trong trường hợp nếu vết thương sâu ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
    •           

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

  • Lưu ý:

Cần tiêm ngay vắc xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

  • Vết cắn sâu ,quá nhiều hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục…, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
  • Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn trong vùng đang có dịch bệnh dại chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
  • Vết cắn có những biểu hiện nhiễm trùng như: vết cắn trở nên đau hơn, đỏ và sưng tấy xung quanh vết thương, rỉ dịch hay mủ từ vết cắn, sốt cao hơn 38°C kèm lạnh run, sưng hạch bạch huyết…
  • Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 10-14 ngày với các trường hợp sau:
    • Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
    • Chó đã được tiêm ngừa dại, không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh dại chó mèo.
    • Trong vòng 10-14 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 14 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
    • Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

 

🏡 𝐌𝐞𝐠𝐚 𝐏𝐞𝐭 𝐒𝐭𝐨𝐫𝐞 – 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐮̣ 𝐊𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐕𝐚̀ 𝐒𝐩𝐚 𝐂𝐡𝐨́ 𝐌𝐞̀𝐨
⛰️ 𝐃𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ : 𝟐𝟐𝟎 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢 – 𝐇𝐚𝐢 𝐁𝐚̀ 𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠 – 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 𝟎𝟑𝟔𝟔𝟖𝟖𝟖𝟏𝟑𝟒
🐶 P𝐚𝐠𝐞 : 𝐦𝐞𝐠𝐚𝐩𝐞𝐭.𝐯𝐧 

 

Bài viết liên quan