Bệnh Parrvovirus ở chó và cách điều trị bạn cần nên biết.

1.Bệnh Parrvovirus là gì?

Nếu bạn là một người “chân ướt chân ráo” đến với cộng đồng nuôi cún cưng thì chắc hẳn khái niệm “Bệnh Parvo ở chó” còn khá mới mẻ.

Như đã đề cập đầu tiên, Parvo là một căn bệnh nguy hiểm, gây tác động chủ yếu cho hệ tiêu hóa đặc biệt là đường ruột của chó trên mọi độ tuổi với tỉ lệ tử vong lên đến 91% nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Tuy nhiên, bệnh Parvo ở chó rất hay bị nhầm lẫn với các chứng bệnh đường ruột do vi khuẩn hay giun ký sinh gây nên.

2. Nguyên Nhân Của Bệnh Parrvovirus Là Gì?

Virus Parvo ở chó

Bệnh Parvo ở chó được gây ra bởi loại virus cùng tên thuộc họ Parvoviridae.

Loại Parvovirus ở chó phát triển thuận lợi nhất ở điều kiện nhiệt độ cao, thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều,…

Có hai thể virus phổ biến đã được phát hiện là CPV1 và CPV2, trong đó, virus chủ yếu gây bệnh Parvo ở chó chính là CPV2. CPV2 được phát hiện vào năm 1976 trên một số con chó ở Châu Âu.

Parvovirus gây tác động nghiêm trọng đến dạ dày, đường ruột của chó đi kèm theo một số tác nhân bệnh cơ hội khác khiến cho những vết thương nhiễm trùng thành ổ bệnh gây tử vong cho sinh vật.

Từ khi vacxin được tìm thấy, số lượng tử vong do virus Parvo ở chó được kìm hãm và giảm dần so với thảm họa dịch Parvo vào những năm 70 ở Châu Âu.

Do đó, tiêm phòng cho chó luôn là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong cộng đồng nuôi thú cưng để bảo vệ sức khỏe cho người bạn của chúng ta.

3. Dấu Hiệu Của Bệnh Parrvo Là Gì?

Các triệu chứng chính liên quan đến dạng đường ruột của nhiễm parvovirus ở chó bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Hôn mê
  • Chán ăn
  • Sốt
  • Nôn
  • Sụt cân nghiêm trọng

Bệnh CPV ở đường ruột ảnh hưởng khá lớn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến vật nuôi bị ảnh hưởng sẽ mất nước nhanh chóng và yếu dần. Các mô tế bào ở miệng và mắt sẽ đổi sang màu đỏ sậm và tim sẽ đập nhanh hơn bình thường. Nếu thử kiểm tra vùng bụng ở chó, bạn sẽ thấy chúng có phản ứng đau đớn hoặc khó chịu. Điều đáng lưu ý là chó nhiễm CPV sẽ có thân nhiệt thấp và không sốt.

4. Bệnh Parrvo lây Nhiễm Bằng Cách Nào?

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến khả năng mắc bệnh Parvo ở chó, nhưng chủ yếu, virut lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp với chó bệnh hoặc gián tiếp qua phân. Đối với phân của chó nhiễm bệnh, nồng độ virut rất nặng, và một chú chó khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh nếu đánh hơi phải phân của chó bệnh. Ngoài ra, virut cũng có thể lây truyền trong môi trường thông qua giày dép có tiếp xúc với phân nhiễm virut.

Có nhiều bằng chứng cho thấy virut Parvo có thể sống trong đất suốt 1 năm và chúng có khả năng chống lại hầu hết các sản phẩm làm sạch hoặc thậm chí thay đổi thời tiết.

Để làm sạch khu vực nhiễm virut Parvo, trước tiên hãy thu dọn và loại bỏ những chất liên quan đến bệnh (như bãi nôn, phân…), sau đó rửa kỹ khu vực đó bằng dung dịch tẩy gia dụng – một trong số ít chất khử trùng có thể diệt virut.

Những quy trình tiêm phòng không đúng cách hoặc không tiêm phòng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh Parvo ở chó. Chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây sự truyền nhiễm bệnh.

Một số giống chó như:  Rottweilers, Doberman Pinschers, Pit Bulls, Labrador Retrievers, German Shepherd, Springer Spaniel và Alaskan rất dễ nhiễm phải bệnh Parvo. Ngoài ra, những liệu pháp điều trị các căn bệnh khác khiến giảm khả năng miễn dịch cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm virut Parvo. 

 

\

5. Bệnh Parrvo Chữa Được Không?

Không có cách chữa dứt điểm căn bệnh Parvo, tuy nhiên có thể tập trung chữa trị các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. Tăng cường và hỗ trợ hệ thống là chìa khóa để phục hồi sức khỏe của vật nuôi, trong đó cung cấp nước và nguồn dinh dưỡng là điều quan trọng trong việc duy trì cơ thể, chống lại sự mất nước sau quá trình bị tiêu chảy. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm buồn nôn, kháng sinh giúp tăng tỉ lệ sống sót cho chó đến 70%, nhưng nếu mất nước quá nhiều sẽ khiến chó tử vong rất nhanh.  

  • Chăm sóc và quản lý bệnh Parvo

Ngay sau khi chú chó của bạn đã hồi phục, cần phải có sự chăm sóc đặc biệt do hệ miễn dịch của chó vẫn còn yếu, sẽ dễ mắc các bệnh khác. Hãy thử tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp tăng hệ miễn dịch cho chó và giúp chó tránh khỏi những nguy cơ có thể nhiễm bệnh. Lưu ý chế độ ăn uống dễ tiêu hóa giúp chó phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Hãy nhớ rằng, chó của bạn có thể sẽ tái nhiễm bệnh bởi những chú chó khác trong ít nhất 2 tháng sau khi hồi phục.

Bạn cần cách ly chó của bạn trong một khoảng thời gian và nhắc nhở những người nuôi chó khác về việc kiểm tra sức khỏe vật nuôi. Rửa tất cả các đồ vật mà chó của bạn sử dụng (chén ăn, đồ chơi…) bằng chất tẩy rửa. Có thể chó của bạn đã hồi phục sau căn bệnh nhưng không đồng nghĩa vật nuôi của bạn sẽ miễn nhiễm hoàn toàn với loại virut này. 

🏡 𝐌𝐞𝐠𝐚 𝐏𝐞𝐭 𝐒𝐭𝐨𝐫𝐞 – 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐮̣ 𝐊𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐕𝐚̀ 𝐒𝐩𝐚 𝐂𝐡𝐨́ 𝐌𝐞̀𝐨
⛰️ 𝐃𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ : 𝟐𝟐𝟎 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢 – 𝐇𝐚𝐢 𝐁𝐚̀ 𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠 – 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 𝟎𝟑𝟔𝟔𝟖𝟖𝟖𝟏𝟑𝟒
🐶 P𝐚𝐠𝐞 : 𝐦𝐞𝐠𝐚𝐩𝐞𝐭.𝐯𝐧 

Bài viết liên quan