Các loại thực phẩm tốt cho cún cưng bạn cần nên biết ? | MEGA PET STORE

Nên cho chó ăn gì? Nên chọn thực phẩm nào cho chó ăn để phát triển toàn diện và thông minh hơn? Bài viết này Mega Pet sẽ gợi ý cho các Sen top 13 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp cho cún cưng nhà bạn trong quá trình phát triển và sinh trưởng:

1. Thịt nấu chín

Chó có thể ăn thịt nấu chín. Thịt bò là thức ăn rất tốt cho bé cún nhà bạn. Tuy nhiên, do giá cả quá đắt nên nhiều chủ nuôi có thể thay thịt bò bằng thịt gà, thịt heo, gan bò, gan gà miễn sao được nấu chín.

Thịt nấu chín là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển cơ bắp của chó, giúp cún rắn chắc và lớn nhanh hơn.

Chó nên ăn gì thì thịt nấu chín là phương án tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không nên cho chó ăn thịt quá nhiều vì ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Một lưu ý nhỏ là không nên cho chó ăn da gà. Vì da gà chứa nhiều calo và chất béo, gần như không có giá trị dinh dưỡng. Dù bé nhà bạn có ra vẻ đáng yếu thì bạn cũng không nên cho chó ăn da gà. Những triệu chứng có thể xảy ra như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm tụy, tăng cân về lâu dài nếu cho cún ăn thường xuyên.

2 cách chế biến thức ăn cho chó đơn giản tại nhà

2. Cá và các loại hải sản (tôm, cua, cá tuyết,…)

Tương tự như thịt, cá là một loại thực phẩm rất tốt cho chó, không những giàu chất đạm mà còn giàu vitamin, chất khoáng,… Nên cho chó ăn gì ? Những lợi ích tuyệt vời khi cho chó ăn cá như:

  • Lông cún trở nên bóng mượt, đẹp mắt hơn
  • Giúp mắt cún sáng trong, lanh lợi
  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
  • Phân thải ít hơn, khô rắn hơn
  • Phù hợp với nhiều giống chó khác nhau
  • Kích thích chó ăn nhiều, ăn ngon
  • Không chứa nhiều chất béo gây ra hội chứng tim mạch, mỡ máu cho cún lớn tuổi

Đặc biệt, Omega 3, 6 và 9 có rất nhiều trong cá, nhất là cá hồi.

Chúng giúp bổ sung dưỡng chất cho não, phát triển não bộ, hỗ trợ nâng cao trí nhớ, tăng thị lực mắt và tăng cường miễn dịch. Không những vậy, còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu.

Tuy nhiên, bạn nên cho cún ăn cá hồi đã qua chế biến. Vì cá hồi sống có thể khiến chó bị dị ứng, mắc các bệnh do ký sinh trùng trong cá gây ra.

Nếu việc nấu nướng quá mất thời gian, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm làm từ cá hồi như pate, thịt hộp, hạt khô hoặc một số dòng thức ăn chó chó Phốc, Poodle, Alaska, Samoyed,…có chiết xuất từ cá hồi.

Bên cạnh cá, hải sản (tôm, cua, cá tuyết, cá hồi,…) cũng là loại thực phẩm được nhiều chủ nuôi sử dụng vì rất tốt cho chó ăn . Hải sản chứa nhiều vitamin, khoáng chất tự nhiên gồm có vitamin A, vitamin D, vitamin B-complex, vitamin B, B1, B3, biotin, B12,…Khi cung cấp hải sản vào thực đơn của cún sẽ có tác dụng như:

  • Bổ sung Axit béo omega 3
  • Thay thế một số thức ăn chó bị dị ứng
  • Cung cấp hàm lượng protein cao
  • Hàm lượng chất béo thấp nên không lo thừa cân

Tắm cho chó như thế nào là đúng? Một số lưu ý khi tắm cho chó? SieuPet.Com

3. Rau củ

Bí ngô

  • Hàm lượng chất xơ cao trong quả giúp điều hòa những hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Đồng thời, chất xơ còn làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, cả đường tự nhiên.
  • Từ đó còn giúp cơ thể của thú cưng cân bằng lượng đường trong máu tốt hơn.

Cà rốt

  • Chứa nhiều loại carotenoids khác nhau cùng một số nguyên liệu tổng hợp nên vitamin A, gồm cả lutein được mắt sử dụng để hấp thụ ánh sáng màu xanh và duy trì thị lực ở mắt.
  • Nhiều carotenoids là chất chống oxy hóa. Chất xơ có trong quả còn có tác dụng làm sạch răng. Chủ nuôi nên nấu chín và cắt nhỏ cà rốt để cún cưng dễ hấp thụ, tránh khó tiêu.

Đậu xanh

  • Là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và rất giàu dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Một vài thành phần dinh dưỡng của đậu xanh như protein, chất xơ, vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B, axit béo Omega 3, axit folic, khoáng chất như magie, sắt, canxi,…
  • Đậu xanh rất giàu protein và chất xơ ảnh hưởng tích cực đến đường tiêu hóa của chó. Ngoài ra, acid béo Omega 3 và các vitamin kể trên cũng rất tốt cho tim mạch của cún cưng nhà bạn.

Măng tây

  • Trong măng tây chứa nhiều khoáng chất và vitamin lành tính tốt cho tim mạch, đường ruột, lợi tiểu.
  • Là chất kháng viêm tự nhiên, phòng ngừa bệnh tim, béo phì, sỏi thận/sỏi bàng quang, viêm bàng quang,…
  • Măng tây có gluta thionin – chất oxy hóa giúp phòng và trị ung thư. Ngoài ra, măng tây còn kích thích tính thèm ăn ở chó.

11 loại thực phẩm tốt cho người nhưng gây hại cho chó

Bông cải xanh

  • Chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin K, vitamin C, kali và sắt. Bông cải xanh cũng chứa nhiều protein hơn nhiều loại rau khác.
  • Chứa một lượng lớn chất chống oxy chống ung thư, chống viêm và chống dị ứng. Bông cải xanh còn bảo vệ cơ thể chó khỏi các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tuy nhiên, chủ nuôi chỉ nên thêm bông cải xanh vào thực đơn của cún ở mức 5 trong bữa ăn hàng ngày nhằm tránh tình trạng ngộ độc.

Khoai lang

  • Là thực phẩm giàu các chất canxi, mangan, choline, vitamin A, B,…Khoai lang sấy khô là món ăn vặt còn chứa nhiều chất chống oxi hóa và các vitamin chống nhiễm mỡ, tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thiếu vitamin đó có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hóa gan, xơ gan, nhiễm mỡ gan.
  • Bạn nên nấu chín hoặc nghiền nhuyễn khoai lang nếu muốn thay thế ¼ thực đơn thông thường của chó.

Đậu Hà Lan

  • Có hàm lượng chất béo thấp, hàm lượng khoáng chất và chất xơ cao vô cùng bổ dưỡng và rất ít calo.
  • Thêm Đậu Hà Lan vào thực đơn của cún để bổ sung vitamin và sắt, tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ béo phì, giảm các acid có hại trong máu ở cún.
  • Chủ nuôi có thể cho cún ăn Đậu Hà Lan sống hoặc đã chế biến đều tốt, nhưng ăn chín tốt hơn cả

4. Trái cây tươi

Chuối : Chó ăn gì tốt nhất? Chuối là thực phẩm rất tốt cho chó. Vì thành phần trong chuối chứa chất xơ, kali, vitamin C, B6,…Một số lợi ích quan trọng khi cho chó ăn chuối như:

  • Chất xơ: Giúp cho hoạt động của hệ tiêu hóa được diễn ra tốt hơn
  • Vitamin C: Duy trì hệ miễn dịch của chó luôn khỏe mạnh
  • Vitamin B6: Tạo hồng cầu, tránh tình trạng thiếu máu ở thú cưng
  • Mangan: Giúp giải tỏa căng thẳng, stress cho thú cưng
  • Nước: Chuối chứa 75% là nước nên dung nạp nước vào cơ thể chó
  • Kali: Thúc đẩy sự phát triển của các khung xương, từ đó chó mau ăn chóng lớn và phát triển khỏe mạnh

Xem thêm :

Dưa hấu : Một thực phẩm cung cấp nước tốt, giúp giải khát vào những ngày nắng nóng. Nên cho chó ăn gì? Dưa hấu là lựa chọn tuyệt vời dành cho thú cưng của bạn. Bởi:

  • Dưa hấu chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chó, gồm có kali, vitamin C, A, B6 và giàu chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa.
  • Nên cho chó ăn dưa hấu khi đã thật chín, vì nếu không sẽ gây tiêu chảy. Nguy hiểm hơn có thể đến gặp bác sĩ thú ý nếu chó ăn quá nhiều.

Dâu tây : Tương tự các loại quả mọng khác, dâu tây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Nên cắt tỉa hết lá vả bổ quả làm tư trước khi cho chó ăn . Một vài tác dụng nổi bật cho chó như:

  • Tẩy rửa sạch niêm mạc
  • Tăng nhanh quá trình lành vết thương
  • Lông cún cưng thêm bóng mượt, bắt mắt hơn
  • Lượng vitamin dồi dào trong dâu tây giúp cún tăng khả năng tập trung
  • Lượng natri trong quả có thể trung hòa axit thừa trong cơ thể thú cưng

Táo : Dân gian có câu: “Ăn táo mỗi ngày, cả đời không phải gặp thầy thuốc” nghĩa là khẳng định lợi ích của táo trong cuộc sống hàng ngày. Lợi ích của táo mang lại cho chó như:

  • Trong táo chứa nhiều vitamin C, A và chất xơ
  • Giúp làm sạch răng, mang lại hơi thở thơm mát
  • Bổ sung phytochemical – chất có thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư ở cún

5. Đậu phộng và sản phẩm chế biến từ đậu phộng

  • Đậu phộng chứa nhiều protein và chất béo nên rất có lợi cho sức khỏe của chó. Bạn nên cho chó ăn đậu phộng và sản phẩm chế biến từ chúng ở mức vừa phải, nếu không cún sẽ hấp thụ quá nhiều chất béo và có thể mắc phải các bệnh về tuyến tụy.
  • Bên cạnh đó, chủ nuôi không nên cho chó ăn đậu phộng muối vì những thực phẩm quá nhiều muối sẽ gây cản trở đến quá trình tiêu hóa của thú cưng.
  • Đậu phộng: Tác dụng của đậu phộng và Lưu ý khi sử dụng

6. Ngũ cốc

Nên cho chó ăn gì? Chó thích ăn gì nhất? Các loại hạt, ngũ cốc là thực phẩm bổ ích cho chó nên cho cún ăn kèm với thức ăn mà chúng ưa thích. Đặc biệt, những loại ngũ cốc còn nguyên vỏ cám rất tốt vì có nhiều chất khoáng và vitamin.

Tuy nhiên, nên cho chó ăn với một lượng vừa đủ và được nấu chín, nếu không rất dễ chướng bụng.

Ngô

  • Là một ngũ cốc phổ biến cung cấp protein, carbohydrate, vitamin, kali, axit linoleic, chất xơ rất tốt cho cơ thể của cún.
  • Chủ nuôi nên cho chó ăn ngô khi đã tách lõi.
  • Có các chất phytochemical như carotenoid – chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh mãn tính.

Cơm

  • Trong cơm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của chó như vitamin nhóm B, calo thông qua carbohydrate, mangan có tác dụng kích thích ăn uống và ngăn ngừa một số bệnh dạ dày ở cún.
  • Nếu bạn cho chó ăn cơm trong bữa ăn chính, bạn nên kết hợp ít nhất 50g thịt nạc với cơm nhằm cung cấp đầy đủ protein cho cún.

Yến mạch

  • Là loại ngũ cốc giàu chất xơ, rất có lợi cho những bé cún có vấn đề bất thường về đường ruột. Đồng thời, yến mạch là loại thức ăn an toàn nếu chó bị dị ứng với lúa mì.
  • Tuy nhiên, chủ nuôi nên nấu chín yến mạch trước khi cho bé cún của mình ăn, không nên cho thêm bất kỳ đường nào.

Bánh mì và bánh quy

Có thể dùng bánh quy bẻ vụn, bánh mì xé nhỏ làm thức ăn cho chó. Tuy nhiên, các Sen nên cho chó ăn bánh mì khô nhằm tránh tình trạng tái lên men trong đường tiêu hóa.

  • Hãy chắc chắn bé cún nhà bạn không bị ứng với bột mì.
  • Chỉ nên sử dụng loại bánh được làm từ bột mì, ít đường.

Cho chó ăn bánh mì với lượng khiêm tốn, khoảng 10% khẩu phần ăn chính.

7. Mật ong

  • Mật ong được đánh giá là thực phẩm tốt về khả năng kháng khuẩn cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng.
  • Mật ong chứa nhiều vitamin và giàu chất khoáng. Đặc biệt, chất Inhibin có khả năng ngăn ngừa viêm loét.
  • Nên cho chó ăn 1 thìa mật ong/ngày để giúp cún có khả năng tránh được các bệnh tiêu hóa, thiếu chất và giảm tác động xấu của vi khuẩn.

8. Sữa chua

  • Ở nhiều nước trên thế giới, sữa chua là khẩu phần ăn dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của cún. Kể cả khi thú cưng có dấu hiệu viêm ruột nhẹ vẫn có thể thưởng thức sữa chua, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Tất nhiên, chủ nuôi phải đảm bảo sữa chua đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng, không có chất độc melamine an toàn khi sử dụng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Mẹo làm sữa chua cực ngon mà không bị tách nước

9. Dừa và các sản phẩm từ dừa

  • Một số lợi ích đáng kể khi cho chó ăn dừa và các sản phẩm từ dừa như giảm viêm trong cơ thể, bổ sung năng lượng, cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp tinh thần thoải mái và làm mềm lông.
  • Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống vi khuẩn, virus rất mạnh. Nó có khả năng làm giảm virus ở những người mắc bệnh, kể cả chó. Bên cạnh đó, dầu dừa còn được sử dụng để chăm sóc thú cưng bị nhiễm nấm.

10. Thức ăn hạt cho chó

  • Chủ nuôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi cho chó ăn thức ăn hạt. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian đó thực hiện việc khác.
  • Thức ăn hạt có thể nói là rất sạch vì được chế biến và đóng gói cẩn thận. Hơn nữa, thời gian sử dụng tương đối dài nên cứ yên tâm khi sử dụng thức ăn hạt cho chó ăn.
  • Thức ăn hạt được chia thành nhiều loại dựa trên từng độ tuổi, đặc điểm nuôi nhốt và theo giống chó. Do đó, chủ nuôi không phải lo về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hạt.
  • Thức ăn hạt còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng, đường ruột như giun sán ở chó so với ăn đồ tươi.

Bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn hạt cho chó từ các thương hiệu như:Pro Pet, Royal Canin, Taste of The Wild, Nutrience,…

Nên và không nên cho chó ăn gì? TOP loại thức ăn cho chó tốt cho sức khoẻ  và hệ tiêu hoá - Vua Nệm

11. Pate cho chó

  • Thành phần chính của pate là gan và thịt rất giàu protein. Vì vậy, nó luôn hấp dẫn với mọi giống chó so với các thực phẩm thông thường. Lựa chọn món pate, bạn không phải lo về chứng biếng ăn của chó.
  • Pate là thức ăn có độ ẩm cao, mềm, nhuyễn nên chó có thể ăn mà không phải bổ sung nước. Đồng thời, pate còn giúp giảm khả năng mắc bệnh về thận, tiết niệu hay các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,…

Các Sen có thể lựa chọn pate cho chó từ các thương hiệu uy tín như: Royal Canin, Pro Pet,…  cho cún yêu nhà mình

12. Thức ăn tươi tự làm tại nhà cho chó

  • Thức ăn tự làm tại nhà cho chó có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu nên có rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho chó.
  • Đặc biệt lưu ý, bạn không nên chế biến thức ăn cho cún chứa nhiều gia vị. Hạn chế cho chó ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,…tránh chó bị béo phì, thừa cân – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh xương khớp, tim mạch,…

Không nên cho chó ăn những gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên cho chó ăn, Kin Neko cũng không quên nhắc nhở các Sen chó không ăn được gì nhằm đảm bảo sự an toàn về sức khỏe và sự phát triển tốt nhất ở cún.

Thức ăn chưa chế biến

Nếu bạn cho cún cưng nhà mình ăn những loại thức ăn tươi sống, chưa chế biến sẽ khiến cho chó dễ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm về đường ruột, thậm chí có thể bị tử vong. Vì trong thực phẩm sống có chứa rất nhiều vi khuẩn, mầm mống gây bệnh như giun sán,…

Thức ăn thừa của con người

Thức ăn thừa của con người cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất không cần thiết cho cơ thể của cún. Thêm vào đó, thức ăn thừa còn khiến chó dễ bị béo phì vì chúng tiêu thụ quá nhiều thức ăn dầu mỡ, béo ngậy.

Đồng thời, cho chó ăn thức ăn thừa của con người còn gây ra rối loạn tiêu hóa ở chó.

8 sai lầm khi cho chó ăn khiến chúng dễ bệnh - Tapilu

 

Thức ăn cho mèo

  • Cho chó ăn thức ăn mèo có thể khiến chó gặp phải những biến chứng như rối loạn tiêu hóa, có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa tùy theo từng mức độ. Đó là những dấu hiệu đầu tiên khi chó ăn phải thức ăn cho mèo. Mỗi giống chó sẽ có từng biểu hiện khác nhau.
  • Ăn nhiều thức ăn của mèo, chó có thể mắc bệnh viêm tụy với các biểu hiện như đau bụng, gồm gù lưng, yếu ớt, thờ ơ, nôn mửa, giảm thèm ăn, tiêu chảy, chướng bụng và sốt, thậm chí có thể tử vong.
  • Ăn thức ăn cho mèo còn khiến chó dễ bị các bệnh về thận, gan, béo phì vì trong thức ăn mèo chứa rất nhiều chất đạm. Khi thấy chó có những biểu hiện lạ, bạn hãy đưa cún đến bác sĩ thú ý để chữa trị.

Các loại trái cây không nên cho chó ăn

Không nên cho chó ăn gì Một vài loại trái cây tuyệt đối không nên cho cún cưng của bạn thử qua như:

  • Nho
  • Quả Bơ
  • Cherry
  • Mận mơ
  • Cà chua
  • Chanh

Xylitol

Xylitol có thể gây hạ đường huyết khiến lượng đường trong máu thấp và suy gan ở cún. Khi chó ăn phải xylitol sẽ tác động đến việc điều chỉnh insulin gây ra các triệu chứng như mất phối hợp, nôn mửa và mệt mỏi, thậm chí gây tử vong nếu chó ăn nhiều.

Đồ uống có cồn

Tương tự như ảnh hưởng xấu đến con người, đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến não và gan của chó. Dẫu chỉ sử dụng một lượng nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến run, suy hô hấp, hôn mê hoặc tử vong.

Cacao, socola và cafe

Những thực phẩm chứa cafein đều có hại cho chó vì chúng là chất kích thích. Tương tự như theobromine, cafein cũng gây ra tình trạng nhịp tim nhanh, tiêu chảy, nôn mửa, tăng huyết áp, co giật và nặng hơn là tử vong.

Hành tỏi và hành tây

Không nên cho chó ăn gì Hành tỏi và hành tây là hai nguyên liệu không nên sử dụng để thêm vào thực đơn của chó. Vì chúng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, tổn thương tế bào hồng cầu ở chó.

Bột mì và bột nở

Khi chó ăn phải bột mì và bột nở, sau một thời gian bột có thể mở rộng trong dạ dày gây khó chịu, đầy hơi. Một diễn biến xấu nhất khi chó ăn phải bột nở và bột mì có thể khiến dạ dày của cún bị xoắn hoặc ruột bị vỡ. Cả hai tình huống đều đe dọa đến tính mạng của chó.

 

 

🐶 𝐌𝐞𝐠𝐚 𝐏𝐞𝐭 𝐒𝐭𝐨𝐫𝐞 – 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐮̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 & 𝐒𝐩𝐚 𝐓𝐡𝐮́ 𝐂𝐮̛𝐧𝐠 🐱
💥 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞 𝐝𝐚̣̆𝐭 𝐡𝐚̀𝐧𝐠: https://megapet.vn
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 𝐝𝐚̣̆𝐭 𝐥𝐢̣𝐜𝐡: 𝟎𝟑𝟔𝟔𝟖𝟖𝟖𝟏𝟑𝟒
🏠 𝐃𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉: 𝐒𝐨̂́ 𝟐𝟐𝟎 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢, 𝐇𝐚𝐢 𝐁𝐚̀ 𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠, 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
🏠 𝐓𝐇𝐔́ 𝐘 : 𝟑𝟏𝟗 𝐆𝐈𝐀́𝐏 𝐁𝐀́𝐓 – 𝐇𝐀̀ 𝐍𝐎̣̂𝐈 

Bài viết liên quan