CHÓ BIẾNG ĂN PHẢI LÀM SAO ?

I. Tại sao chó lại biếng ăn?

1.1 : DO SỨC KHỎE CÓ VẤN ĐỀ

– Chó kén ăn bởi vì chúng khó tính hoặc đang có vấn đề sức khỏe. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là đảm bảo thú cưng của mình khỏe mạnh và không có những biểu hiện bệnh lý.

– Biếng ăn, giảm cảm giác thèm ăn, hoặc không ăn đồ ăn hằng ngày mà chỉ thích ăn bánh thưởng là dấu hiệu phổ biến khi cún cưng không khỏe.

Trước khi nghĩ rằng chó bạn nuôi đang kén ăn – hãy xem xét một số dấu hiệu sau đây để kiểm chứng về tình trạng sức khỏe của cún.

  • Hành vi mới lạ và bất thường: Chó của bạn gần đây mới kén ăn hay chúng đã luôn như thế này lâu rồi? Nếu tình trạng mới xuất hiện, tốt nhất là nói với bác sĩ thú y của mình về vấn đề của những căn bệnh nền tiềm ẩn.
  • Hôi miệng: Nếu chó nhà bạn có hơi thở hôi, có thể chúng đang có vấn đề về răng miệng, bệnh về nướu, loét miệng hoặc những vấn đề răng – hàm – mặt khác.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy: Chó nhà bạn nôn mửa hay là đi phân lỏng? Có chất nhầy hoặc máu trong đó không?
  • Tăng giảm cân: Chó nhà bạn tăng hay giảm cân? Hãy cân chúng lên để biết.
  • Thay đổi thói quen uống và tiểu tiện: Lượng nước nạp vào và thải ra của chó có thay đổi gì không? Vài chú chó với những bệnh lý nền như tiểu đường hoặc thận có thể thấy rõ thay đổi về lượng nước của chúng.
  • Ho: Bạn có thấy chó ho không? Hay khó thở? Hay không tập thể dục được? Bệnh về tim và phổi cũng có thể gây biếng ăn.
  • Nga ngáy: Chó nhà bạn có bị ngứa hay da phát ban, nổi mẩn hoặc rụng lông không?
  • Đi lại khó khăn: Bạn có thấy dấu hiệu khó khăn trong di chuyển của chó không? Đặc biệt khi bước lên và bước xuống cầu thang? Hoặc đang nằm thì khó khăn trong việc đứng dậy?

Những dấu hiệu trên không chỉ cảnh báo về tình trạng sức khỏe của chó mà còn là nguyên nhân khiến chó lười ăn vì chúng cảm thấy việc ăn uống không còn thoải mái và ngon miệng nữa. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đi khám để tránh cơ thể bé phản ứng nặng hơn với bệnh.

1.2. DO VẤN ĐỀ TÂM LÝ

Một số tác nhân gây căng thẳng bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của chó và làm chó biếng ăn, bỏ bữa như:

– Thời tiết thay đổi đột ngột quá nóng hoặc quá lạnh làm Cún mệt mỏi, lười ăn.

– Thay đổi bát ăn, thay đổi thức ăn, thời gian cho ăn.

– Thay đổi nhà mới (chuyển nhà), có khách lạ mới đến, thành viên gia đình rời đi, nhà có thú nuôi mới hay các tiếng ồn lớn (pháo hoa, tiếng súng, sấm sét) làm chó bị căng thẳng, không thoải mái dẫn đến buồn chán, bỏ ăn.

– Cún trong thời kỳ động dục (cả Cún đực và cái) sẽ khó chịu trong cơ thể và lười ăn.

1.3. DO CHỦ QUÁ NUÔNG CHIỀU 

– Khi cho ăn, Cún tới bát thức ăn, khịt mũi và bỏ đi nhưng luôn đi theo người để “xin ăn”.

– Bỏ ăn bữa chính nhưng không từ chối với treat (bánh thưởng) hay đồ ăn của người.

Thì đây chính là triệu chứng “bỏ ăn giả’ và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hành vi “nuông chiều” quá mức của chủ.

Khi thấy chó lười ăn, chủ sẽ tìm thức ăn khác ngon hơn thay thế, hoặc việc cho Cún ăn treat hay thức ăn của người thường xuyên sẽ làm cho Cún nghĩ rằng bất kể khi nào cũng sẽ được cho ăn và khi không ăn thức ăn cũ thì sẽ có thức ăn khác ngon hơn.

 

II. Phải làm sao khi chó biếng ăn, bỏ bữa

Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân vì sao chó nhà bạn lười ăn thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tùy vào từng trường hợp mà áp dụng phương pháp cho phù hợp.

2.1 Rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh

Thông thường chó biếng ăn đa phần đều là do thói quen xấu gây ra. Chính vì thế để chó không lười ăn thì ngay từ khi mua về bạn cần phải rèn cho chó thói quen ăn uống lành mạnh. Tốt nhất nên giới hạn cho chó ăn trong vòng 30 phút sau đó thì dọn đi luôn. Tùy vào từng độ tuổi của chó mà thực hiện chế độ ăn phù hợp.

  • Với chó dưới 3 tháng tuổi cho ăn 4 lần/ ngày.
  • Với chó từ 3 đến 8 tháng tuổi cho ăn 3 lần/ ngày.
  • Đối với chó trên 8 tháng tuổi cho ăn 2 lần/ ngày.

2.2 Đối với chó lười ăn do bệnh lý

Đối với trường hợp chó lười ăn là do bệnh lý gây ra thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Tiếp đó điều trị dứt điểm căn bệnh mà chó mắc phải để chó hồi phục thể trạng. Khi bệnh hết, thể trạng khỏe mạnh trở lại thì chó sẽ ăn uống bình thường.

2.3 Tạo không khí vui vẻ để chó cảm giác ngon miệng hơn khi ăn

Bạn cần phải tạo ra một không khí vui vẻ trước bữa ăn để chúng có hứng thú hơn trong bữa ăn. Tốt nhất bạn nên dắt chó đi dạo trước bữa ăn để tạo cảm giác thèm ăn cho chó.

 

III. 12 mẹo giúp kích thích khẩu vị của chó biếng ăn

1. Khi bạn tìm thức ăn phù hợp cho chó biếng ăn, hay chắc chắn rằng thức ăn đó là thứ cún thích. Ngoài ra, chó bỏ ăn có thể không vì thức ăn mà do hành vi của chúng. Lúc này, bạn hãy xem lại cách bạn cho chúng ăn có phù hợp không?

2. Đảm bảo rằng bạn chọn đồ ăn cho chó phù hợp với lứa tuổi của chó bỏ ăn. Mua đồ ăn chất lượng, chuyên dành cho chó. Nếu chó già, hãy chọn những loại thức ăn mềm, có nhiều nước sốt. Hoặc đơn giản là ngâm nước cho mềm thức ăn ra trước khi cho chó ăn.

3. Bạn nên tạo một lịch ăn cố định cho chó bỏ ăn. Thời gian ăn cố định sẽ tạo thói quen cho chó để chúng biết là đã tới giờ ăn và nếu qua giờ đó thì sẽ không được ăn nữa.

Ngoài ra, việc cho chó ăn tùy hứng cũng khiến chúng cảm thấy căng thẳng. Hiện nay, có rất nhiều dụng cụ hẹn giờ để cho chó ăn. Bạn có thể hẹn một hoặc nhiều khung giờ cụ thể cho máy, khi tới giờ hẹn, máy tự động mở ra và cho ra lượng thức ăn vừa đủ cho chó.

4. Đừng thay đổi thức ăn quá thường xuyên. Việc thay đổi thức ăn đột ngột sẽ làm cho cún cưng cảm thấy khó chịu và gây ra tình trạng chó lười ăn. Trong nhiều trường hợp là nguyên nhân gây ra nôn mửa hoặc tiêu chảy.

5. Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có thể ảnh hưởng đến tình trạng thể chất cho chó. Ví dụ như thực phẩm gây dị ứng cho cún cưng.

6. Nếu bạn có một chú chó lười ăn hơn 10kg, thức ăn khô nên là nguồn dinh dưỡng chính, được ưu tiên trong chế độ vì thức ăn hạt chứa một lượng lớn calo, giúp chó không  cảm thấy đói và mất sức.

Đối với những con chó lười ăn dưới 10kg, bạn có thể chọn cho ăn đồ đóng hộp hoặc đồ ăn khô, hoặc kết hợp cả hai.

Nhiều chú chó bỏ ăn sẽ ăn thức ăn khô nếu nó được phủ lên trên một chút gì đó đặc biệt, như nước sốt hoặc phô mai nghiền.

7. Để thức ăn đó và đi ra chỗ khác. Như đã đề cập bên trên bài viết, đừng để lúc ăn là lúc gây sự chú ý của cún cưng.

8. Tránh cho chó lười ăn ăn các món của con người. Thông thường các chủ nuôi vô tình làm chó trở nên kén ăn bằng việc chia sẻ đồ ăn của mình cho chúng và chó sẽ chỉ đợi để ăn những loại thức ăn đó hơn là ăn thức ăn của riêng chúng.

9. Tránh béo phì. Có rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì ở chó. Cho ăn những gì chó lười ăn cần, không nhiều hơn và không ít hơn. Béo phì cũng gây giảm cảm giác thèm ăn ở cún cưng.

10. Kiểm tra hạn sử dụng. Cả thức ăn khô và đóng hộp đều có thể hết hạn và bị ôi. Nhiều chú chó không chịu ăn vì chỉ thích thức ăn tươi hoặc còn hạn sử dụng.

11. Bạn nên mua những túi thức ăn nhỏ để tránh bị mất hương vị. Đôi khi việc tiết kiệm tiền khi mua một túi thức ăn gần 20kg cho một con chó gần 5kg là rất hợp lý, nhưng thức ăn thừa sẽ bị bay mùi và dễ yểu nếu gặp không khí. Điều này sẽ khiến bữa ăn của cún cưng trở nên ít hấp dẫn hơn và khiến chó không chịu ăn.

12. Khi bạn thay đổi thức ăn cho chó, hãy thay từ từ. Trộn thức ăn cũ với một lượng nhỏ thức ăn mới, sau đó từ từ tăng thức ăn mới và giảm thức ăn cũ. Điều này sẽ ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và giúp cún cưng làm quen với thức ăn mới dễ dàng hơn. Thực hiện việc này trong 3-4 ngày.

🏡 𝐌𝐞𝐠𝐚 𝐏𝐞𝐭 𝐒𝐭𝐨𝐫𝐞 – 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐮̣ 𝐊𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐕𝐚̀ 𝐒𝐩𝐚 𝐂𝐡𝐨́ 𝐌𝐞̀𝐨
⛰️ 𝐃𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ : 𝟐𝟐𝟎 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢 – 𝐇𝐚𝐢 𝐁𝐚̀ 𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠 – 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 𝟎𝟑𝟔𝟔𝟖𝟖𝟖𝟏𝟑𝟒
🐶 𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞 : 𝐦𝐞𝐠𝐚𝐩𝐞𝐭.𝐯𝐧

Bài viết liên quan