Dấu hiệu nhận biết hoàng thượng nhà bạn đang bị ốm

1. Nôn mửa:

– Nôn mửa là một dấu hiệu không bình thường ở mèo.

– Một số người nghĩ rằng mèo bị nôn vài ngày một lần thì cũng không sao, nhưng thực tế thì không phải vậy.

– Những điều như nôn loãng hay thỉnh thoảng bị rụng từng búi lông thì không phải là vấn đề đáng lo ngại.

-Tuy nhiên, nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghiêm trọng hơn, thì bạn cần đưa mèo bị ốm đến gặp bác sĩ thú y.

2. Tiêu chảy:

– Nguyên nhân gây ra tiêu chảy có thể là do chế độ ăn uống, ký sinh trùng đường ruột và một loạt các vấn đề khác.

– Nếu không được điều trị kịp thời, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và viêm ruột nặng hơn. Những điều này sẽ làm mèo của bạn rất khó chịu.

3. Bỏ ăn:

– Mèo bỏ ăn có thể là một hiện tượng khá bình thường ở mèo, nhưng mà bạn cũng không nên bỏ qua.

– Nếu mèo thỉnh thoảng bỏ bữa nhưng vẫn ăn bình thường, thì bạn nên theo dõi kĩ mèo.

– Nếu mèo hoàn toàn bỏ ăn hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ, thì đã đến lúc bạn đưa mèo bị ốm đến gặp bác sĩ thú y rồi đấy.

– Thiếu ăn trong vài ngày thậm chí có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng hơn gọi là gan nhiễm mỡ.

4. Thèm ăn, ăn nhiều:

– Tăng cảm giác thèm ăn cũng có thể là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt nếu hiện tượng này xuất hiện đột ngột ở mèo lớn tuổi.

– Suy giáp có thể giải thích cho vấn đề này, tuy nhiên, bác sĩ thú y sẽ cần phải thực hiện các xét nghiệm để chắc chắn rằng mèo có bị suy giáp hay không. Vì thế, bạn không nên bỏ qua khi thấy mèo tăng cảm giác thèm ăn, ngay cả ở mèo nhỏ.

– Nếu không phải do bệnh, thì ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì.

5. Cân nặng bị thay đổi:

– Bạn cần phải luôn quan tâm đến cân nặng của mèo bị ốm, nếu cân nặng của mèo trồi sụt liên tục. Thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

– Giảm cân thì có hại trong thời gian ngắn, trong khi tăng cân thì lại có hại lâu dài hơn.

– Nếu bạn không biết cân nặng của mèo là bao nhiêu, thì có thể đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra cân nặng.

6. Ngủ quá nhiều:

– Ngủ quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu khi sức khỏe gặp vấn đề.

– Liên hệ với bác sĩ thú y ngay nếu mèo của bạn có vẻ nằm nhiều, ngủ nhiều hơn bình thường hoặc chúng cứ uể oải cả ngày.

– Có thể có điều gì đó đang xảy ra với sức khỏe của mèo bị ốm.

7. Khát nước, uống nhiều nước:

– Vấn đề này ở mèo thường có nhiều ý nghĩa. Thông thường, thì nó có liên quan đến thận và đường tiết niệu.

8. Việc đi tiểu thay đổi:

– Đây là một vấn đề khá quan trọng, và cần được quan sát, khi sự tiểu tiện của mèo thay đổi, thì sẽ có liên quan đến thận và đường tiết niệu.

– Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi về tần suất hoặc lượng nước tiểu, đi tiểu ra máu,…, thì bạn hãy đưa mèo bị ốm đến gặp bác sĩ thú y ngay.

– Nếu mèo của bạn cố đi tiểu, nhưng không thể tiểu được gì, đặc biệt là mèo đực, thì đây là vấn đề khá nghiêm trọng, bạn cần phải đưa mèo đi gặp bác sĩ thú y gấp.

9. Nhịp thở thay đổi:

– Không bao giờ được bỏ qua những thay đổi trong nhịp thở của mèo như thở khò khè , thở nhanh, thở gấp,….

– Nếu mèo không thở bình thường, tốt nhất bạn nên đưa mèo đi cấp cứu.

10. Mắt, mũi chảy dịch:

– Khi mắt và mũi của mèo bị chảy dịch, điều này cho thấy mèo đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi gặp vấn đề sức khỏe này, mèo bị ốm thường sẽ bỏ ăn và ốm đi.

– Bệnh này có thể lây sang các con mèo khác trong nhà.

11. Có dịch hay mảng nhỏ trong tai:

– Khi có hiện tượng trên, có thể là mèo của bạn bị nhiễm trùng tai hoặc thậm chí là trong tai có ký sinh trùng như ve.

– Nếu bạn để lâu, có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ. Thêm vào đó, điều này sẽ gây khó chịu cho mèo của bạn.

12. Thay đổi về tính cách:

– Điều này có thể là bình thường khi chúng xảy ra theo thời gian, đặc biệt là khi mèo già đi. Tuy nhiên, nếu mèo của bạn bình thường rất thân thiện nhưng bỗng tỏ ra hung dữ hoặc một con mèo vui vẻ, tự tin đột nhiên tỏ ra sợ hãi, thì bạn cần phải đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y.

– Nếu mèo bị ốm của bạn có vẻ bối rối hoặc mất phương hướng, thì đây là những tình trạng khá khẩn cấp.

13. Bị sưng:

– Nếu mèo bị sưng ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể thì bạn cũng không nên bỏ qua. Bởi vì có thể có vết thương đã biến thành áp xe, thậm chí là khối u.

– Bạn cần theo dõi sát sao khu vực bị sưng. Nếu mèo có cảm giác đau, nóng khi chạm vào hoặc không thuyên giảm trong một hoặc hai ngày, thì bạn hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y.

14. Hôi miệng:

– Đây là dấu hiệu của các vấn đề về răng miệng. Chứng hôi miệng nhẹ có thể không sao, nhưng mà bạn cũng nên sớm đưa mèo bị ốm đi kiểm tra.

– Còn nếu bị hôi miệng nặng, thì mèo cần được khắc phục sớm hơn. Ngoài ra, nếu mèo bị chảy nước dãi quá nhiều hoặc miệng bị chảy máu, thì bạn cũng cần đưa mèo đi gặp bác sĩ thú y.

– Nếu mèo của bạn bị nhiễm trùng miệng, thì toàn bộ cơ thể mèo có thể tiếp xúc với vi khuẩn trong miệng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tim và các cơ quan khác.

15. Đi khập khiễng:

– Đây là dấu hiệu của chấn thương hoặc mèo của bạn đang bị viêm khớp.

– Đừng cho rằng mèo của bạn không bị đau vì nó đang ăn uống và hoạt động bình thường.

🏡 𝐌𝐞𝐠𝐚 𝐏𝐞𝐭 𝐒𝐭𝐨𝐫𝐞 – 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐮̣ 𝐊𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐕𝐚̀ 𝐒𝐩𝐚 𝐂𝐡𝐨́ 𝐌𝐞̀𝐨
⛰️ 𝐃𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ : 𝟐𝟐𝟎 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢 – 𝐇𝐚𝐢 𝐁𝐚̀ 𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠 – 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 𝟎𝟑𝟔𝟔𝟖𝟖𝟖𝟏𝟑𝟒
🐶 𝐩𝐚𝐠𝐞 : 𝐦𝐞𝐠𝐚𝐩𝐞𝐭.𝐯𝐧 

 

Bài viết liên quan