NGUYÊN NHÂN CHÓ MÈO GHÉT NHAU ? | MEGA PET STORE

1.  Tại sao mèo ghét chó và hay gây hấn với chó?

Có một số lý do khiến mèo của bạn biểu hiện gây hấn như thể chúng rất ghét chó. Chuyên gia về hành vi của mèo, Pam Johnson-Bennett, giải thích rằng nếu hiểu rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi hung hăng của mèo có thể giúp bạn xác định các yếu tố kích hoạt điều đó và ngăn chặn những cuộc xung đột giữa các bé thú cưng nhà mình.

1.1 Mèo không ghét chó, mèo gây hấn do sợ hãi

Một con mèo sợ hãi có thể phản ứng với con chó của bạn bằng cách cố gắng chạy đi. Nếu cảm thấy đang bị dồn vào đường cùng, chúng có thể cố gắng làm cho mình trông nhỏ bé hơn bằng cách cúi người, cụp tai và quấn chặt đuôi quanh cơ thể. Nếu chú chó của bạn không hiểu gợi ý này, chú mèo của bạn cuối cùng sẽ tấn công để tự vệ.

1.2 Mèo chuyển hướng gây hấn với chó

Nếu mèo của bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy thứ gì đó mà chúng muốn tấn công nhưng không thể tấn công được, chẳng hạn như một chú mèo khác bên ngoài cửa sổ, chúng có thể quay lại và ra tay gây hấn với mục tiêu gần nhất – trong trường hợp này là chú chó của bạn. Bạn có thể nghĩ hành vi gây hấn chuyển hướng này là ngẫu nhiên vì bạn không biết điều gì đã khiến chúng hành xử như vậy. Nhưng trên thực tế, chú chó của bạn chỉ đơn giản là một mục tiêu thuận tiện – sai chỗ, sai thời điểm.

1.3 Mèo cảm thấy bị xâm nhập lãnh thổ

Một chú mèo mới gia nhập vào gia đình của bạn có thể cảm thấy cần phải nhanh chóng thiết lập lãnh thổ và khẳng định sự thống trị của chúng so với những vật nuôi khác trong nhà. Trong trường hợp này, nếu chúng tấn công chú chó của bạn thì chỉ đơn giản là một nỗ lực để thiết lập ranh giới và cho chú chó của bạn thấy ai là chủ ở lãnh thổ này. Nếu chú chó của bạn phục tùng và không chống trả, mèo của bạn sẽ càng hứng thú thể hiện hành vi bắt nạt. Chú chó càng hiền lành, chúng càng có khả năng trở thành mục tiêu cho sự hung hăng của mèo.

1.4 Mèo gây hấn do bị kích thích quá mức

Nếu bạn đã từng phải chịu hậu quả từ việc vuốt ve hoặc chơi với một con mèo vượt quá ngưỡng chịu đựng của chúng, bạn hẳn đã biết chúng có thể thay đổi nhanh như thế nào từ gầm gừ, chơi đùa đến cào và cắn. Chú chó của bạn có thể sẽ phải chịu số phận đau khổ này nếu chúng đùa giỡn quá mức với một chú mèo.

Những bức ảnh chứng minh chó mèo không "ghét nhau" như chúng ta tưởng

1.5 Bản tính thú săn mồi của mèo

Rình rập, vồ, rượt đuổi và nằm chờ phục kích đều là một phần trong bản năng săn mồi bẩm sinh của mèo. Mặc dù chim, chuột và các động vật nhỏ khác thường là mục tiêu của chúng, mèo của bạn có thể thực hiện hành vi săn mồi của chúng đối với các thành viên khác trong gia đình, bao gồm cả chú chó của bạn, nếu không có con mồi thực để chúng săn. Nếu hành vi này xảy ra ở nhà bạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy mèo của bạn không nhận được đủ sự kích thích/tập thể dục về tinh thần và thể chất; tức là, chúng tấn công chỉ vì buồn chán.

1.6 Mèo gây hấn vô cớ

Mèo rất hiếm khi gây hấn, tấn công vô cớ. Thông thường, những hành vi gây hấn có vẻ là vô cớ thực sự là gây hấn chuyển hướng. Tuy nhiên, nếu chú mèo thực sự gây hấn vô cơ thì nguyên nhân có thể là do mèo đang bị đau hoặc có vấn đề về sức khỏe. Nếu mèo của bạn thường tấn công chó của bạn hoặc các thành viên khác trong nhà mà không rõ nguyên nhân, bạn hãy cân nhắc đưa chúng đến bác sĩ thú y để loại trừ khả năng liên quan đến vấn đề về sức khỏe của mèo.

2. Nên làm gì khi mèo và chó ghét nhau?

Để giúp chó và mèo của bạn hòa thuận hoặc ít nhất là chung sống không cào cắn lẫn nhau, bạn có thể làm theo các bước sau:

2.1 Giới thiệu chó và mèo với nhau một cách chậm rãi

Ngăn cách thú cưng mới đến với thú cưng cũ trong nhà bằng cách sử dụng thùng, cổng cho thú cưng. Cho phép thú cưng của bạn đánh hơi và làm quen với nhau thông qua hàng rào, giám sát chặt chẽ các tương tác trực tiếp, cho đến khi chúng chấp nhận hoặc làm lơ nhau. Hãy kiên nhẫn. Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để một con mèo mới vào nhà hòa nhập với những thú cưng khác – đặc biệt nếu bạn đang phải đối phó với một con mèo sợ hãi hoặc hung dữ.

2.2 Ưu tiên sự an toàn của mèo

Trang Pet Helpful đã giải thích: “Nếu bé mèo của bạn cảm thấy rằng nó đang an toàn, nó có thể không cảm thấy cần phải tự vệ một cách mạnh mẽ nữa.” Bạn có thể giúp mèo cảm thấy an toàn hơn bằng cách làm một lối thoát hiểm, hoặc đưa mèo đến một căn phòng khác mà chó của bạn không thể tới hoặc đến một chỗ ở trên cao mà chó của bạn không thể với tới. Hãy cho mèo của bạn không gian an toàn để chúng có thể ẩn náu và bình tĩnh bất cứ khi nào chúng cảm thấy bị đe dọa hoặc bị kích thích quá mức.

 

2.3 Theo dõi sự căng thẳng ở mèo

Một ngôi nhà mới có rất nhiều tác nhân gây căng thẳng tiềm ẩn cho một con mèo. Vì những chú mèo bị căng thẳng có nhiều khả năng trở nên kích động, bạn nên giúp chúng cảm thấy thoải mái và bình tĩnh. Ngoài việc cung cấp không gian an toàn cho mèo ẩn náu và thư giãn, hãy tôn trọng ranh giới của chúng và cân nhắc đầu tư một bình xịt giảm căng thẳng không kê đơn cho mèo. Những sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để giữ cho mèo bình tĩnh. Ngoài ra, bạn nên tách khu vực ăn của mèo khỏi khu vực của chó. Và vì mèo không phải lúc nào cũng đến khay ăn ngay và ngấu nghiến thức ăn của chúng như nhiều loài chó vẫn làm, bạn cần đảm bảo rằng chú chó của mình không tiếp cận được bát thức ăn của mèo khi mèo không có mặt ở đó.

VÌ SAO CHÓ MÈO NHÀ TÔI GHÉT NHAU? – Pet Choy

2.4 Cho mèo của bạn nhiều thời gian vui chơi

Tập thể dục và chơi đùa thường xuyên sẽ giúp mèo phát huy hết năng lượng bị dồn nén và sự hung hăng của nó đối với chú chó của bạn có thể giảm bớt. Nếu mèo của bạn dễ trở nên hung hăng khi chúng bị kích thích quá mức, hãy chuyển chó sang phòng khác cho đến khi hết giờ chơi. Sau đó, hãy đảm bảo mèo của bạn có đủ thời gian để hạ nhiệt trước khi chúng tương tác với chó của bạn. Cung cấp nhiều đồ chơi tương tác để mèo vồ và tấn công nhằm thỏa mãn bản năng săn mồi tự nhiên của chúng.

2.5 Chấm dứt cuộc chiến của chó mèo một cách an toàn

Nếu thú cưng của bạn bắt đầu thù địch và gây hấn với nhau, đừng chen vào giữa chúng hoặc la hét, vì điều đó chỉ có thể làm tình hình trầm trọng thêm. Thay vào đó, hãy cố gắng làm gián đoạn cuộc chiến một cách an toàn bằng cách tạo ra tiếng ồn lớn, đột ngột để làm chúng giật mình và thu hút sự chú ý của chúng. Nếu cách đó không hiệu quả, hãy thử trùm chăn lên chúng hoặc xịt nước vào chúng.

Nếu bạn đã từng phải chịu hậu quả từ việc vuốt ve hoặc chơi với một con mèo vượt quá ngưỡng chịu đựng của chúng, bạn hẳn đã biết chúng có thể thay đổi nhanh như thế nào từ gầm gừ, chơi đùa đến cào và cắn. Chú chó của bạn có thể sẽ phải chịu số phận đau khổ này nếu chúng đùa giỡn quá mức với một chú mèo.

Chó mèo không “ghét nhau” như chúng ta tưởng, thông qua những bức ảnh siêu  yêu này - Bệnh viện Thú Y Thi Thi TP HCM

 

🐶 Mega Pet Store – Siêu Thị Phụ kiện & Spa Thú Cưng 🐱
💥 Website đặt hàng: https://megapet.vn
☎️ Hotline đặt lịch: 0366888134
🏠 Địa chỉ: Số 220 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🏠 THÚ Y : 319 GIÁP BÁT – HÀ NỘI 

Bài viết liên quan