Vệ sinh tai cho mèo. Sản phẩm vệ sinh tai cho mèo tại Minh Khai, Hai Bà Trưng

Cách vệ sinh tai cho mèo như thế nào là an toàn và không làm cho bé khó chịu? Loài mèo có tập tính tự chăm sóc cho bản thân, tự cung tự cấp mọi thứ. Chúng hầu như đều độc lập trên nhiều phương diện ngoại trừ việc khi cần được cung cấp thức ăn ngon hoặc những món ăn bổ dưỡng. Và thói quen tự chải chuốt của loài mèo cũng được hình thành từ tập tính tự lập của chúng.

Tuy nhiên, mèo đôi khi vẫn cần hỗ trợ trong việc vệ sinh bộ phận này. Đây cũng là cơ hội để bạn thường xuyên kiểm tra tai của mèo để phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn bên trong tai để tránh việc chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Liệu bạn đã hiểu rõ được những cách vệ sinh tai cho mèo đúng chưa? Hãy cùng MegaPet tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đối với những ai có lòng yêu thương loài động vật đáng yêu này thì nhất định đều biết rõ mèo thật sự rất khó tính. Tần suất bạn nhìn thấy chúng liếm lông, bàn chân và các bộ phận khác trên cơ thể nơi chúng có thể chạm vào hoàn toàn không hề khó gặp.

Trên thực tế, tai mèo không cần chúng phải liếm vì bộ phận này có một cơ chế tích hợp có thể tự làm sạch khi tai tiếp xúc với bụi bẩn hoặc các vật thể lạ. Tuy nhiên, khi đối mặt với các vật thể có kích thước lớn, cơ chế tích hợp này sẽ không thể xử lý được nên loài mèo vẫn cần đến sự giúp đỡ để vệ sinh tai của chúng.

Và đây là cơ hội tốt để bạn giúp đỡ mèo cũng như kiểm tra thường xuyên để phát hiện những vấn đề tiềm ẩn có trong tai nhằm tránh việc chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Các cơ quan cấu tạo của tai mèo không hề phức tạp nên bạn có thể dễ dàng vệ sinh tai của chúng so với các loài động vật khác, ví dụ như chó.

Ung thư tai ở mèo | Trùm Boss

Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số giống mèo sẽ có lớp lông ở quanh vành tai, lớp lông này có thể sẽ ngăn trở việc bạn vệ sinh tai của chúng. Giả sử, mèo của bạn có lớp lông trong tai, bạn hãy tìm đến chuyên gia hoặc bác sĩ thú y để nhờ họ hỗ trợ, giúp đỡ bạn chăm sóc, vệ sinh tai mèo một cách an toàn hơn.

 

Cách vệ sinh tai cho mèo và những lưu ý quan trọng

Đảm bảo mèo cảm thấy thoải mái

Một số con mèo không thích người khác vệ sinh tai cho chúng và chúng có thể kháng cự lại. Ẵm mèo vào phòng yên tĩnh không có vật nuôi khác. Bạn cần nhờ thêm người thứ hai để giúp bạn giữ chặt mèo trong khi bạn vệ sinh đôi tai của chúng.
  • Người giữ mèo chỉ nên dùng lực nhẹ. Nếu tạo lực quá mạnh sẽ làm cho mèo không hợp tác tốt và cố gắng thoát ra ngoài.
  • Nếu mèo không chịu hợp tác, bạn có thể “quấn” mèo cưng bằng cách bọc kín cơ thể chúng (kể cả tứ chi) bằng khăn dày.

Nếu mèo trở nên quá kích động trong quá trình làm sạch, thì bạn cần dừng lại. Bạn sẽ không muốn bị chúng cào xước hoặc cắn vào da.

Bước 1:

Nhẹ nhàng kéo tai mèo của bạn ra, sau đó đổ từ từ dung dịch làm sạch đã được kiểm định tiêu chuẩn vào ống tai mèo. Việc này giúp bạn dễ dàng xử lý vệ sinh nhanh chóng hơn trong ống tai mèo một cách dễ dàng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phương pháp khác nhau để vệ sinh tai mèo.

Cho dù bạn thực hiện phương pháp nào thì điều quan trọng nhất chính là phương pháp đó phải phù hợp với mèo của bạn, đồng thời bác sĩ thú y thường hay kiểm tra sức khỏe cho mèo của bạn cũng cần biết rõ về phương pháp đó.

Ngoài ra, có những biện pháp khác để bạn trực tiếp vệ sinh tai mèo tại nhà mà không cần đem đến bác sĩ thú y, những biện pháp đó còn đảm bảo sự an toàn cho mèo khi bạn thực hiện vệ sinh tai.

Bước 2:

Xoa bóp tai mèo của bạn ở vị trí điểm nối giữa phần tai giữa và đầu của chúng, kéo dài khoảng 5 đến 10 giây. Phần đáy của tai mèo có thể sẽ dính một ít dung dịch vệ sinh tai, việc bạn xoa bóp sẽ giúp tan biến dung dịch, làm sạch bề mặt bên trong tai mèo dễ dàng hơn. Thời gian 10 giây để vệ sinh tai mèo của bạn sẽ giúp chúng không cảm thấy khó chịu.

Bước 3:

Hãy để mèo của bạn lắc mạnh đầu sau quá trình cố gắng thoát khỏi việc vệ sinh tai. Tuy nhiên, trước khi bạn buông đầu mèo ra, bạn thể nhắm mắt, bịt miệng lại để tránh dung dịch vệ sinh văng vào người của bạn.

Tiếp đến, bạn sử dụng băng gạc quấn xung quanh ngón tay rồi đưa miếng băng gạc vào tai mèo lau chùi càng sâu càng tốt. Bạn cũng đừng lo lắng, bởi vì ngón tay của bạn sẽ không chạm đến được màng nhĩ của chúng đâ trừ khi ngón tay của bạn nhỏ bằng cái tăm bông.

Sản phẩm vệ sinh tai mèo

Dung dịch vệ sinh tai cho mèo Saloge EarMax

Dung dịch vệ sinh tai cho mèo Saloge EarMax điều trị đặc biệt cho bệnh ngứa tai chó. Có thể sử dụng các tác dụng phụ không độc hại trong khi mang thai và cho con bú. Nâng vành tai vật nuôi lên, sau đó lấy bông thấm nước ấm lau sạch các cạnh và lỗ tai. Cầm ống xịt góc 90 độ và chuẩn bị xịt. Lật vành tai và xịt sâu thuốc vào tai vật nuôi. Sau khi xịt thuốc vào tai, giữ chặt đầu vật nuôi để tránh không cho vật nuôi lắc làm chảy thuốc ra ngoài và massa nhẹ nhàng để vật nuôi không sợ hãi.

  • Điều trị đặc biệt cho bệnh ngứa tai chó.
  • Điều trị chứng vảy tai, ngứa, tụ máu, molt, viêm do điếc.
  • Đặc biệt điều trị được cả ve tai.

Dung dịch vệ sinh tai cho chó mèo Pet Ear Cleaner

Dung dịch vệ sinh tai cho chó mèo Pet Ear Cleaner được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc, giúp làm sạch bụi bẩn, diệt khuẩn, vệ sinh tai và phòng ngừa các tác nhân gây viêm tai cho chó mèo.

Thể tích: 100ml

Dung dịch vệ sinh cho mèo Alkin Otolean

Dung dịch vệ sinh cho mèo Alkin Otolean thường dùng cho chó mèo từ 5 tuần tuổi trở lên. Dung dịch đục màu xanh nhạt. Khi dùng để tai hướng lên trên, bóp 1 lượng thuốc vừa đủ vào trong tai, xoa nhẹ phần tai khoảng 3-5p, sẽ tự nhiên chảy ra ngoài và đi ra khỏi tai.

  • Dùng để chữa trị phòng ngừa, khử trùng và vệ sinh ống tai và bộ phận tai.
  • Công nghệ OTIX có thể chủ động bong tróc các mảng bẩn, giúp ống tai được thật sự khỏe mạnh và sạch sẽ.
  • Loại bỏ mùi hôi ở tai, lấy đi cặn bẩn trong tai, những thứ còn xót lại của bệnh viêm tai, giũ cho tai khô ráo sạch sẽ.

Bao lâu thì nên vệ sinh tai cho mèo 1 lần?

Không có số lần cụ thể về việc vệ sinh tai mèo. Loài mèo không cần thiết phải vệ sinh tai của chúng quá sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải kiểm tra tai của chúng định kỳ 1 tháng/lần để đảm bảo không có vấn đề gì bất thường xảy ra.

Nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu bất thường, hãy lập tức tìm gặp bác sĩ thú y để kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng hơn. Nếu mèo của bạn bị mắc bệnh viêm tai, bạn cần vệ sinh tai của chúng mỗi tuần, đặc biệt là sau khi tình trạng viêm tai được chữa trị khỏi.

Không phải tất cả loài mèo đều cảm thấy dễ chịu trong việc vệ sinh bởi vì thực tế đã chứng minh mèo con còn khó tính hơn trong việc chải chuốt bộ lông của mèo. Nhưng dù thế nào, những con mèo vẫn cần đến sự giúp đỡ của bạn trong một số trường hợp nhất định. Hãy chuẩn bị kiến thức về cách vệ sinh tai cho mèo thật tốt để khi mèo của bạn cần vệ sinh tai, bạn có thể sẵn sàng hỗ trợ bé một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

🏡 𝐌𝐞𝐠𝐚 𝐏𝐞𝐭 𝐒𝐭𝐨𝐫𝐞 – 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐮̣ 𝐊𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐕𝐚̀ 𝐒𝐩𝐚 𝐂𝐡𝐨́ 𝐌𝐞̀𝐨
⛰️ 𝐃𝐢̣𝐚 𝐜𝐡𝐢̉ : 𝟐𝟐𝟎 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐡𝐚𝐢 – 𝐇𝐚𝐢 𝐁𝐚̀ 𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠 – 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 𝟎𝟑𝟔𝟔𝟖𝟖𝟖𝟏𝟑𝟒
🐶 𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞 : 𝐦𝐞𝐠𝐚𝐩𝐞𝐭.𝐯𝐧

Bài viết liên quan